Link

Biến và kiểu dữ liệu

Mục lục

  1. Biến
    1. Khai báo
    2. Sử dụng
    3. Phạm vi của biến
  2. Kiểu dữ kiệu
    1. Logic (boolean)
    2. Số (number)
    3. Rỗng (null)
    4. Chuỗi (string)
    5. Hàm (function)
    6. Hộp

Biến

Khai báo

Cú pháp:

biến <tên_biến> [= <biểu_thức>]

Đầu tiên là từ khóa biến, theo sau là tên_biến (không được trùng với từ khóa). Nếu chỉ có 2 thành phần trên thì biến sẽ mang giá trị là rỗng, thêm dấu bằng = và một biểu thức theo sau để gán giá trị cho biến.

Biến chưa được khai báo, nếu sử dụng sẽ báo lỗi là chưa định nghĩa.

Sử dụng

Chỉ cần viết tên biến ra, sau tên biến là dấu bằng và một biểu thức để gán giá trị cho biến (giống khai báo).

biến a = 10
in a    // 10
in b    // rỗng

Biến chưa được khai báo, khi sử dụng sẽ luôn mang giá trị là rỗng.

Phạm vi của biến

Biến được khai báo trong phần thân chương trình sẽ là biến toàn cục. Biến cbưa được khai báo cũng tính là toàn cục.

Các biến được khai báo trong các khối lệnh con (scope) được xem là biến cục bộ.

biến a = 10
{
    biến a = 20
    in a    // 20
}
in a        // 10
a = 10
{
    a = 20
    in a    // 20
}
in a        // 20

Kiểu dữ kiệu

Logic (boolean)

Kiểu luận lí này chỉ có thể chứa một trong 2 giá trị, là đúng hoặc sai.

biến khôngĐúng = sai
in đúng

Số (number)

biến mt = 1
biến mườiLăm = 15
biến PI = 3.14
in 0xFF // 255, hệ thập lục

Là các số nguyên hoặc số thực. Đối với số thực sẽ có dấu chấm sau phần nguyên, và theo sau là phần thập phân. Ta có thể viết số trong hệ thập lục (cơ số 16) bằng cách viết hai ký tự 0x và theo sau là các chữ số trong hệ.

Rỗng (null)

Đúng với tên gọi, có thể hiểu (một cách trừu tượng) là không có gì, không mang giá trị gì, hoàn toàn trống rỗng.

Ví dụ:

biến a
in a    // rỗng
in ()   // rỗng
in rng

Như đã nói ở phần trên, một biến được khai báo mà không gán bất cứ giá trị nào sẽ mang giá trị là rỗng. Để tạo kiểu rỗng thì ta có thể sử dụng từ khóa rỗng hoặc cặp ngặc tròn liền nhau ().

Chuỗi (string)

Là một chuỗi ký tự. Khi khai báo chuỗi, chỉ cần cho đoạn chuỗi vào trong cặp dấu nháy kép " hoặc dấu nháy đơn ' là được.

Ví dụ:

biến chào = "Xin chào!"
biến nămMi = 'Happy new year!'
in 'Nhà tôi có một vườn cau.'

Hàm (function)

Kiểu này chỉ cần biết là khi in sẽ xuất hiện chữ hàm. Chuyển sang trang Hàm để xem chi tiết cách khai báo và sử dụng.

Hộp

Chuyển sang trang Hộp để xem chi tiết cách khai báo và sử dụng.